tin tức - sự kiện
23/09/2024
giá vàng , usd, btc,payn
16/07/2024
Giá vàng, ngoại tệ 17 tháng 7 năm 2024
08/01/2024
Giá vàng, ngoại tệ 8 tháng 1 năm 2024
13/03/2022
Lam phát tăng do giá dầu tăng
TƯ VẤN
- Tin hiệu hay xu hướng Vàng lên hay xuống trong thời gian tới
- Tôi đang muốn đi học lớp môi giới bất động sản ?
- Bất động sản là gì?
- Vì sao người ta đầu tư vào chứng khoán?
- Chứng khoán là gì?
- TỶ GIÁ VÀNG
-
VàngMuaBánSBJSJC
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- USDEURGBP
Dịch vụ / Tư vấn chứng khoán
Cơ bản về hoạt động đầu tư chứng khoán
Phân loại đầu tư chứng khoán
Có nhiều cách phân loại đầu tư chứng khoán, theo mục đích đầu tư thì hoạt động đầu tư chứng khoán có thể chia thành:
Đầu tư ngân quỹ: Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. Tuy nhiên, tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền. Nhưng việc này cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro do khả năng thanh toán kém. Để khắc phục điều này, nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng…
Đầu tư hưởng lợi: Khác với đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có được từ lợi tức của tài sản đầu tư như cổ tức hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. Bên cạnh đó, NĐT có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác (nếu có).
Đầu tư phòng vệ: Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng hàm chứa rủi ro cao. Vì vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp NĐT phòng tránh rủi ro như: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua…
Đầu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Số lượng cổ phiếu nắm giữ thường quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của NĐT. Một số NĐT lớn, chủ yếu là NĐT tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát.